Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Lá cây mật gấu và những công dụng "vi diệu"

Lá mật gấu hay một số nơi gọi là lá đắng, đây là một loại thảo dược quý và tác dụng của chúng mới được phát hiện gần đây, điều này cũng được các bác sĩ Đông Y chứng nhận. Trong những ngày gần đây, trên báo tuổi trẻ và đời sống có đăng một bài báo nói về nội dung như sau "Hỗ trợ trị dứt bệnh đau chân và kiềm chế tiểu đường nhờ lá mật gấu", vậy thực hư như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.

Cây mật gấu là tên gọi mà người dân Nam Bộ hay gọi, cũng có một cây thảo dược cũng tên là cây mật gấu nhưng thuộc loại thân gỗ và mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc, người ta thường dùng để hỗ trợ trị đau nhức, ngâm rượu xoa bóp. Còn cây mật gấu mà bài viết đề cập đến thuộc loại thân mềm, cao từ 1-2 m, thân mọng nước có màu tím tía hoặc trắng, dân gian thường dùng chúng để làm rau ăn. Cây được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng Nam Bộ, ưa ẩm thấp, rất dễ trồng. 
Lá cây mật gấu và những công dụng "vi diệu" - Tâm sự gia đình


Toàn thân cây đều dùng làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng lá, lá mật gấu màu xanh đậm, hình bầu dục, mép lá có khía, người ta thường dùng lá để máu nước uống hỗ trợ trị đau nhức và hạ đường trong máu. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của lá mật gấu như thế nào nhé.

Lá mật gấu ngoài tác dụng hỗ trợ trị đau nhức xương khớp thì còn có tác dụng kiềm kế những biến chứng của bệnh tiểu đường đồng thời giảm lượng đường trong máu. Chúng ta hãy cùng xem những bệnh nhân nói gì về lá mật gấu nhé.

Ông Thái Chí Nguyên (74 tuổi, ngụ ấp Bình Phú Quới, xã Đăng Hưng Phước, Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) nói: 15 ngày đầu tiên, tôi uống nước nấu với Lá cây mật gấu nhưng không thấy có tác dụng gì. Nhưng bắt đầu sang những ngày kế tiếp, cơn đau chân dữ dội của tôi hạ dần và đến ngày thứ 20 là chấm dứt. Căn bệnh tiểu đường gây biến chứng là những cơn đau ở chân trái cũng được kiềm chế và lượng đường hạ dần. Ông Nguyên chia sẻ: hiện giờ chân trái của tôi đã không còn đau đớn gì, chỉ có ngón chân còn tê nhẹ, và tôi quyết định dùng lá mật gấu hàng ngày luôn. Ngoài việc khỏi chứng đau chân, Ông Nguyên còn thấy cơ thể không còn mệt mỏi như trước nữa, nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường giảm hẳn. Không tin vào những gì đang diễn ra, ông Nguyên quyết định đi tái khám ở Phòng khám Đa Khoa dân lập Bình An ( Xã Đăng Hưng Phước , Huyện Chợ Gạo) vào ngày 26/5/2015 cho thấy lượng đường trong máu của ông Nguyên là 187mg/dl (người bình thường khoảng 65-110mg/dl), ngày 5/7/2015 ông đi tái khám và lượng đường trong máu chỉ còn 165mg/dl, đã giảm so với lần tái khám trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét